UBND HUYỆN CẨM GIÀNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 8,750,164 (Hôm nay: 415 online: 30) Toàn huyện: 119,411,041 (Hôm nay: 583 online: 414) Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, NGÀY 25 THÁNG 7

      Đuối nước là tai nạn thường xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ em. Hằng năm, nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên cả nước, cướp đi sinh mạng của nhiều người đặc biệt là trẻ em nhỏ. Tai nạn đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào mùa hè. Mỗi năm, nước ta có hàng trăm trẻ em tử vong do đuối nước – đây là điều rất đáng tiếc và đau lòng.

      Đây là thực trạng đáng báo động và cần sự quan tâm, chung tay của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Nguyên nhân gây đuối nước

      Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước đặc biệt ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.

Thiếu kỹ năng bơi lội và kỹ năng an toàn dưới nước

      Trẻ em và người lớn không biết bơi hoặc không có kỹ năng tự cứu khi gặp nguy hiểm trong môi trường nước.

      Không được hướng dẫn cách xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm (đuối nước, chuột rút, nước xoáy…).

Chủ quan, lơ là khi tham gia các hoạt động dưới nước

      Tự ý tắm, bơi ở sông, suối, ao, hồ, nơi nước sâu, nguy hiểm mà không có sự giám sát của người lớn.

      Đùa nghịch, xô đẩy nhau trên bờ ao, hồ, kênh rạch dẫn đến ngã xuống nước.

Không sử dụng dụng cụ an toàn khi tham gia hoạt động trên sông nước

      Không mang áo phao khi đi thuyền, đò, tham gia các hoạt động vui chơi trên sông nước.

      Sử dụng phao bơi kém chất lượng, không đúng cách.

Môi trường sống tiềm ẩn nguy cơ đuối nước

      Ao, hồ, sông, kênh rạch, hố nước, công trình đang thi công không có rào chắn an toàn.

      Không có biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực sông nước.

Thiên tai, thời tiết cực đoan

      Mưa bão, ngập úng, lũ lụt làm tăng nguy cơ trượt ngã, cuốn trôi.

      Thời tiết lạnh, mưa phùn khiến trẻ dễ gặp các sự cố về sức khỏe khi xuống nước.

      Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

Các biện pháp phòng tránh đuối nước

      Để phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ vào mùa hè, các bậc cha mẹ, thầy cô cần có những biện pháp:

-  Cần đảm bảo sức khỏe của bản thân và con em mình có thể tham gia hoạt động bơi lội hay không? Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, không phải trẻ em nào cũng có thể học bơi. Ví dụ như những em nhỏ đang mắc các bệnh hen phế quản; bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn; viêm da dị ứng…không nên xuống nước vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn không mong muốn khi bơi.

 Trang bị kỹ năng bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước

      Tạo điều kiện cho trẻ em học bơi và học các kỹ năng an toàn dưới nước tại các lớp học chính quy, an toàn. Hướng dẫn trẻ em kỹ năng xử lý khi gặp nguy hiểm: nổi trên mặt nước, gọi người giúp đỡ, cách tự thoát hiểm.

Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức:  Gia đình, nhà trường thường xuyên nhắc nhở, giáo dục trẻ em về nguy cơ đuối nước và cách phòng tránh. Tổ chức các buổi truyền thông, sinh hoạt ngoại khóa về phòng, chống đuối nước trong cộng đồng, trường học.

Giám sát chặt chẽ trẻ em:  Không để trẻ em tự ý bơi, tắm sông, ao, hồ, kênh, rạch mà không có người lớn đi kèm, giám sát. Theo dõi trẻ em trong suốt quá trình vui chơi, nhất là trong kỳ nghỉ hè hoặc mùa mưa lũ.

Đảm bảo an toàn các khu vực có nước: Làm rào chắn, che đậy an toàn tại các ao, hồ, hố nước, bể nước, công trình đang thi công. Cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực sông, suối, ao hồ, kênh rạch trên địa bàn.

Sử dụng đúng cách và đầy đủ các phương tiện an toàn: Khi tham gia các hoạt động trên sông nước phải sử dụng áo phao, phao cứu sinh đúng tiêu chuẩn.

      Không dùng các vật dụng không đảm bảo an toàn (lốp xe, can nhựa…) thay cho phao cứu sinh.

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng: Gia đình chủ động quản lý, giám sát và dạy trẻ kỹ năng phòng chống đuối nước.

      Nhà trường đưa nội dung phòng, chống đuối nước vào chương trình sinh hoạt ngoại khóa.

      Đoàn thể, cộng đồng tăng cường tuyên truyền, vận động xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em.

Tăng cường các hoạt động cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu: Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ, giáo viên, người dân khi phát hiện tai nạn đuối nước. Trang bị phao cứu sinh, dụng cụ cứu hộ tại các điểm nguy cơ cao.

Thông điệp:

“Học bơi - Học kỹ năng an toàn - Chung tay phòng chống đuối nước”

      Để giảm thiểu các tai nạn do đuối nước gây ra, đề nghị các hộ gia đình và mọi người dân hẫy nâng cao ý thức thực hiện các nội dung trong công tác phòng đuối nước cho trẻ nhỏ để được an toàn.

      Phòng, chống đuối nước không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng xã hội. Vì sự an toàn của chính mình, của trẻ em và cộng đồng - Hãy cùng hành động để phòng, chống đuối nước!

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM GIÀNG
Trưởng phòng: Phạm Thị Oanh
Địa chỉ: Khu Thống Nhất - TT Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương - Điện thoại: 02203 78 6435; Thông tin đường dây nóng: Điện thoại 02203 784161; hòm thư: duongdaynongpgdcg@gmail.com
Đăng nhập