TRƯỜNG MN CẨM HƯNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH
CHO TRẺ TRONG MÙA ĐÔNG
Kính thưa các bậc phụ huynh và toàn thể CBGVNV thân mến!
Chúng ta đang sống trong những ngày chính vụ của mùa đông, thời tiết lạnh hanh khô. Gần đây ở trường mầm non Cẩm Hưng đang xuất hiện một số bệnh thường gặp trong mùa đông như: Cúm vius, ho viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan ....Số trẻ nghỉ ốm tăng, trẻ mắc bệnh khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông.
* Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em
Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Đối với trẻ em đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ dàng lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, nên trẻ thường mắc các bệnh như: cúm sốt virus, sởi, quai bị, ho gà, viêm họng, viêm phế quản…là những bệnh thường gặp trong mùa đông, thời tiết lạnh, hanh khô.
Cúm virus: là bệnh lây truyền mạnh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể: Trường học, công sở, nơi công cộng. Bệnh có thể gây biến chứng gây nguy hiểm đến trẻ.
Những triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc bệnh như sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó bệnh tự khỏi, thể nặng có thể biến chứng viên phế quản, viêm phổi.
Hình ảnh bệnh cúm vius
Viên đường hô hấp (Viêm họng, viêm Amidan, viêm phế quản, viên phổi) cũng là những bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông. Thường biểu hiện các triệu chứng như sau: Ho, sốt, đau họng, chảy nước mũi, thở nhanh cánh mũi phập phồng, lồng ngực bị rút lõm khi thở, cơ thể mệt mỏi tím tái.
Hình ảnh trẻ viên đường hô hấp
* Bệnh truyên nhiễm
Đặc biệt trong mùa đông năm nay chúng ta lưu ý đến dịch bệnh sởi.
Hiện dịch sởi đang tăng nhanh số ca mắc ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…. và có nhiều trẻ biến chứng nặng phải thở máy.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện một ổ dịch sởi tại phường Tân Dân (Kinh Môn). Đây là ổ dịch sởi đầu tiên trong năm 2024 tại Hải Dương.
Tại ổ dịch này, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào ngày 4/12/2024, sau đó có thêm 4 bệnh nhân lây nhiễm. Qua điều tra lịch sử tiêm phòng, có 4 trường hợp chưa tiêm vaccine và 1 trường hợp tiêm 2 mũi vaccine có chứa thành phần phòng bệnh sởi.
Tính đến ngày 15/12, Hải Dương ghi nhận 18 trường hợp mắc bệnh sởi ở 8 huyện, thị xã, thành phố (trừ các huyện Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh Miện và TP Chí Linh), tăng 11 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. Các trường hợp mắc bệnh sởi chủ yếu là trẻ em, chưa có ca tử vong.
Hiện dịch sởi diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Có địa phương đã công bố dịch. Bệnh sởi không chỉ gây nguy hiểm với trẻ nhỏ mà nhiều người lớn mắc bệnh này diễn biến nặng, phải nhập viện điều trị tích cực.
Hải Dương đã triển khai 2 đợt tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ em và nhân viên y tế có nguy cơ cao với tỷ lệ tiêm phòng đạt 92,5%. Tuy tỷ lệ tiêm phòng cơ bản bảo đảm miễn dịch song không thể chủ quan, vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế dịch sởi bùng phát trong cộng đồng.
Hình ảnh bệnh sởi
Để hạn chế các bệnh dịch thường gặp trong mùa đông, trường Mầm non Cẩm Hưng cũng đã có những biện pháp phòng tránh như: Phối hợp với Trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, thường xuyên lau rửa đồ dùng đồ chơi, vệ sinh chăn chiếu sạch sẽ, đảm bảo cho trẻ được ngủ ấm, uống nước ấm trong mùa đông... Trong các hoạt động vệ sinh giáo viên rèn các kỹ năng vệ sinh rửa mặt, đánh răng, rửa tay đúng quy trình cho trẻ.
Bên cạnh đó kết hợp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh các biện pháp nuôi con khoa học...
Hình ảnh khám bệnh định kỳ tại trường MN Cẩm Hưng
Các biện pháp phòng chống bệnh dịch vào mùa đông:
1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, thủy đậu, cúm vius…).
Để kiểm soát dịch bệnh sởi, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm vắc xin sởi. Trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổi.
Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổi. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ bảo vệ cá nhân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Hình ảnh trẻ tiêm vacxin
2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Hinh ảnh trẻ được mặc ấm khi đi xe máy và ở lớp học
3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, cúm ... Hạn chế đến những chỗ đông người.
Hinh ảnh nơi đông người
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể, tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
Hình ảnh các nhóm chất cần thiết cho cơ thể
5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.
Hinh ảnh vệ sinh tay, mũi họng
6. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Hình ảnh vệ sinh môi trường
7. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Hình ảnh trẻ khám bệnh tại cơ sở y tế
Các CBGVNV và bậc cha mẹ tiếp tục tuyên truyền đến những người xung quanh để mọi người nắm được kiến thức phòng chống lây nhiễm bệnh, để cho con em mình luôn có một sức khỏe tốt nhất. Hi vọng rằng bài tuyên truyền này sẽ giúp các bậc phụ huynh và CBGVNV có thêm kiến thức phòng các bệnh thường gặp trong mùa đông hiệu quả nhất, có thể chăm sóc trẻ luôn luôn khỏe mạnh để trẻ có thể vui chơi và học tập được tốt nhất.
Phụ trách công tác y tế
Ngọc Thị Trang
|