UBND HUYỆN CẨM GIÀNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 8,269,392 (Hôm nay: 202 online: 57) Toàn huyện: 119,411,041 (Hôm nay: 306 online: 186) Đăng nhập

 

          Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, trong đại gia đình Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc lại có phong tục, tập quán, sự kiện văn khác khác nhau. Vẻ đẹp của những phong tục trong cách thờ cúng tổ tiên, cách tổ chức lễ tết hay những tục lệ trong hiếu, hỷ,.. là những hoạt động mang đậm ý nghĩa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.   Vì thế, nếu muốn hiểu về văn hóa truyền thống thì phải tìm hiểu từ các phong tục bởi đây chính là tấm gương phản ánh chân thực nhất cuộc sống.
     Phong tục chính là nét đẹp của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và nhìn vào phong tục tập quán để biết được đó là dân tộc nào, quốc gia nào.

          Quyển sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam giới thiệu đến bạn đọc một số phong tục, những tục lệ hay, những tập tục trong hiếu hỷ hay những ngày lễ tết lớn, văn hoá tiêu biểu nhất của các vùng miền và các dân tộc của Việt Nam. Sách được NXB Hồng Đức ấn hành năm 2019, mã STRT-00086 với độ dài 171 trang, nội dung được chia làm 5 chương

     - Chương ICưới hỏi”: Giới thiệu về nghi lễ cưới hỏi dân gian của nước ta như: Thế nào là lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ ăn hỏi; những thủ tục cần làm trước khi cô dâu về nhà chồng,...

 - Chương IITục lệ và những điều cần biết đối với trẻ sơ sinh” viết về các tục lệ như:  Tục đón tay cho trẻ sơ sinh, tục cúng đầy tháng, tục đặt tên cho trẻ…
 - Chương IIITang lễ” đề cập đến những vấn đề về tang phục, tang chế, một số cách an táng người đã khuất và những điều cần biết về việc tang lễ…
 - Chương IVPhong tục về những ngày lễ tết lớn trong năm” là những bài viết đa dạng về các phong tục vào Tết nguyên đán, Rằm tháng Giêng, Giỗ Tổ Hùng Vương... cũng như một số ngày lễ tết của các dân tộc thiểu số như: Tết của người Mông, Lễ Tết cổ truyền Chool chnăm Thmây của người Khmer hay tết của người Tày, người Nùng ở Cao Bằng… hay một số lễ hội tiêu biểu ở ba miền như: Hội Chùa Hương – Hà Nội, Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc, Lễ hội Cá Ông (Cầu ngư) – Đà Nẵng…
  - Chương VNgày, giờ và năm, tháng với những việc lớn trong đời” giới thiệu về Bảng Lục Thập Hoa Giáp hay Bảng Nhị Thập Bát Tú đây là những bảng về lịch can chi và các chòm sao, mà người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng dựa vào đó để tham khảo tính ngày giờ, tốt xấu cho các việc lớn như: Xây nhà, cưới hỏi, tang ma…
Hầu hết các phong tục vẫn được duy trì đến ngày hôm nay, nhưng một số phong tục bị mai một đi theo thời gian và một số khác được chắt lọc hoặc được kết hợp với nhau cho phù hợp với xã hội hiện đại

     Quyển sách với nội dung phong phú, hấp dẫn và cách viết giản dị, dễ hiểu, là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của Việt Nam. Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 

 

                                                           Cẩm Hoàng, ngày 02 tháng 01 năm 2025

                                                                                             BTV

 

 

 

                                            

 

 

 

 

 

                                     
 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM GIÀNG
Trưởng phòng: Phạm Thị Oanh
Địa chỉ: Khu Thống Nhất - TT Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương - Điện thoại: 02203 78 6435; Thông tin đường dây nóng: Điện thoại 02203 784161; hòm thư: duongdaynongpgdcg@gmail.com
Đăng nhập