UBND HUYỆN CẨM GIÀNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 7,300,819 (Hôm nay: 1,449 online: 179) Toàn huyện: 119,411,041 (Hôm nay: 1,247 online: 304) Đăng nhập

Tháng 3/ 2024  Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3)

 

Thư viện trường THCS Tân Trường xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách quý " Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc - Tái bản lần thứ năm, có bổ xung .-H .: NXB Thanh Niên .- 295 tr,19cm.

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã để lại cuốn nhật kí nói lên những tình cảm và khát vọng cháy bỏng của mình. Cuốn nhật kí được anh đặt tên là "Chuyện đời". Sau này gia đình anh đổi tên lại là "Mãi mãi tuổi hai mươi". Cuốn nhật kí đó được nhà xuất bản Thanh Niên in thành sách, năm 2005. Cuốn sách dày 295 trang, khổ 13x19cm.

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14/10/1952 là sinh viên trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, tham gia Quân đội từ ngày 06/09/1971, hi sinh tại chiến trường Quảng Trị, ngày 30/07/1972 khi anh chưa đầy 20 tuổi.

Cuộc đời tuy không dài, nhưng đã để lại nhiều tiếc thương cho gia đình, cho đồng đội, bạn bè và đất nước về một con người trung hiếu, học giỏi, cuộc sống giản dị, chân thực, luôn có ý thức phấn đấu để cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc và nhân dân.

Mặc dù có 10 tháng tuổi quân nhưng dọc đường hành quân ra trận anh đã phải khắc phục biết bao gian khổ, anh Thạc vẫn làm tốt nhiệm vụ của người chiến sĩ, vừa tích cực ghi chép những sự kiện, những cảm nghĩ về đời, về người trong những năm tháng hào hùng của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt nhằm tiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Cuốn nhật kí bắt đầu từ ngày 02/10/1971 đến ngày 25/05/1972. Chiến tranh đã lùi xa 36 năm. Nhưng ghi chép trong cuốn nhật kí này rất đáng quý, nó có thể góp phần phản ánh cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân ta, đồng thời phản ánh một thế hệ thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Âm hưởng chung của tập nhật kí " Chuyện đời" là một trải nghiệm thực tiễn vô cùng gian khổ, nhiều hi sinh, nhưng lại đầy say mê và hấp dẫn của một thanh niên tri thức Hà Nội, trong những năm tháng đầu niên 70 của thế kỉ trước.

Trong nhật kí của mình, Nguyễn Văn Thạc đã nhắc nhiều lần đến những cái tên viết tắt : P, hay N.A hoặc N.Anh.....tất cả để chỉ ai? Một người hay nhiều người? Phải chăng đó là tên một người con gái: Đúng vậy. Đó là Phạm Thị Như Anh. Vậy Phạm Thị Như Anh là ai?. Chúng ta sẽ có câu trả lời khi đọc cuốn nhật kí đó.

Đan xen với những nhận xét về người và việc là rất nhiều đoạn tự sự. Có những đoạn anh tự phê gay gắt:" Không nên yếu đuối, không được chùn bước, hãy cố gắng lên, nhất định sẽ vượt qua". Và không chỉ một lần, anh lo lắng tự hỏi: " Liệu mình có thể làm được gì, đóng góp cho văn học chống Mỹ hay không ? Biết bắt đầu từ đây và đi theo con đường nào ?"

Nguyễn Văn Thạc luôn mơ ước khi ra trận sẽ làm được như Bôrit Pôlêvôi một nhà văn Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh. Anh sẽ thu nhập thật nhiều vốn sống để viết văn làm thơ, ca ngợi những con người đã hi sinh những gì quý giá nhất của riêng mình cho giai cấp, cho dân tộc. Cuốn nhật kí này góp phần để bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ có thể tự hào về một thế hệ thanh niên đi trước mà vững bước hướng tới tương lai. Đây cũng là tâm nguyện mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hằng ấp ủ mà chưa thể hiện được.

 

   Vậy xin kính mời độc giả đón đọc!

                                                                Tân Trường, ngày 25  tháng 03 năm 2024

 

TM. NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI THỰC HIỆN

 

 

 

 

Vũ Xuân Thìn

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM GIÀNG
Trưởng phòng: Phạm Thị Oanh
Địa chỉ: Khu Thống Nhất - TT Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương - Điện thoại: 02203 78 6435; Thông tin đường dây nóng: Điện thoại 02203 784161; hòm thư: duongdaynongpgdcg@gmail.com
Đăng nhập